Nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dùng, theo quy định nhà nước, nghiệm thu thang máy là quá trình bắt buộc trước khi vào hoạt động . Vậy nên, bạn đã biết các tiêu chuẩn nghiệm thu thang máy mới nhất chưa? Mời bạn cập nhật dưới đây.
Tại sao cần nghiệm thu thang máy
Thang máy là sản phẩm công nghệ cao được nghiên cứu và sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Kết cấu của thang máy rất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn khi lắp đặt, lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người sử dụng. Đó là lý do, thiết bị này cần tới quá trình nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.
Tại sao cần nghiệm thu thang máy
Quy định về tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Nghiệm thu thang máy tức là công đoạn kiểm tra lại một lần nữa, đánh giá chung hoạt động thang máy có đáp ứng được tiêu chuẩn hay không. Bởi lẽ, không phải người dùng nào cũng có đầy đủ năng lực để biết được thang máy có thật sự hoạt động tốt hay không. Trong trường hợp thang máy không vượt qua được các tiêu chuẩn nghiệm thu thì sẽ không được phép sử dụng.
Các bước nghiệm thu thang máy
Nghiệm thu thiết bị
Nghiệm thu thiết bị là bước đánh giá tổng thể thang máy. Các hạng mục nghiệm thu bao gồm:
- Kiểm tra hệ thống dẫn động, thiết bị điện, hệ thống điều khiển, tính năng an toàn, hệ thống đèn, màn hình hiển thị… của thang máy
- Kiểm tra cứu hộ khẩn cấp
- Kiểm tra các thiết bị có trong hệ thống phòng máy
- Kiểm tra thiết bị dọc hố thang máy
- Kiểm tra thiết bị cửa tầng của thang máy
Lưu ý: Khi kiểm tra các chi tiết cơ khí thang máy, hãy vận hành thang theo tốc độ thật chậm, lắng nghe kỹ âm thanh, đánh giá độ ồn khi hoạt động.
Nghiệm thu thiết bị
Chạy thử thang máy không tải
Quá trình chạy thử thang máy không tải giúp kiểm tra hệ thống truyền động, dẫn động, phanh, độ nhạy khi thao tác đóng/mở cửa thang… Các thao tác cần thực hiện là:
- Ấn toàn bộ các nút trên bảng điều khiển để xem chúng có hoạt động tốt hay không. Ở bước này, bạn sẽ xác định được độ đảm bảo của hệ thống trục, ray, phanh…
- Thực hiện thao tác di chuyển lên xuống từ 3- 5 lần để chắc chắn rằng, hệ thống nhận diện khi dừng tầng hoàn toàn chính xác.
- Kiểm tra cửa cabin có khép lại hoàn toàn hay không và toàn bộ nút ấn trong, ngoài thang máy hoạt động thế nào.
Nếu như nghiệm thu thiết bị giúp bạn đánh giá sơ bộ tình trạng thang máy thì chạy thử thang máy không tải là bước kiểm tra sâu hơn để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Chạy thử thang máy không tải
Chạy thử thang máy có tải
Chạy thử thang máy có tải tức là thực hiện hoạt động kiểm nghiệm có tham gia của con người. Để phòng trừ trường hợp rủi ro, thao tác này sẽ được triển khai bởi nhân viên kỹ thuật. Bước kiểm tra này giúp cho chúng ta xác nhận chắc chắn, thang máy trong quá trình chuyên chở khách có đảm bảo hay không. Các chuyên gia đánh giá, đây là nghiệm thu quan trọng và sát với thực tế nhất. Trong quá trình chạy thử thang máy có tải, kỹ thuật viên sẽ đánh giá được chất lượng của các bộ: trung tâm điều khiển, đệm thang máy, bộ phận quá tải, bộ kiểm soát tốc độ, khả năng dừng tầng… Bộ phận quá tải được kiểm tra với 100% tải trọng định mức, 125% tải trọng định mức để xem phản ứng của thang máy.
Chạy thử thang máy có tải
Kiểm định và đưa thang máy vào sử dụng
Sau khi hoàn tất các khâu kiểm định, thang máy đủ điều kiện sẽ được cấp 1 tờ giấy đảm bảo. Điều này đồng nghĩa với việc, thang máy đã có thể đưa vào sử dụng. Việc kiểm định này cần phải diễn ra định kỳ theo quy định như sau:
- Thang máy dưới 10 năm: kiểm định 3 năm 1 lần
- Thang máy từ 10 – 20 năm: kiểm định 2 năm 1 lần
- Thang máy trên 20 năm: kiểm định hàng năm
Kiểm định, đưa thang máy vào sử dụng