Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy mới nhất
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy mới nhất năm 2023 được cập nhật trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
3.5.2.1. Đơn vị lắp đặt thang máy phải tiến hành các việc chuẩn bị nghiệm thu bao gồm:
3.5.2.1.1. Hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật thang máy.
3.5.2.1.2. Chuẩn bị các điều kiện để thang máy hoạt động.
3.5.2.1.3. Cùng bên đặt hàng chuẩn bị tải và đảm bảo các điều kiện để nghiệm thu.
3.5.2.2. Việc nghiệm thu thang máy sau lắp đặt nhằm mục đích:
Đánh giá mức độ phù hợp của các thông số và kích thước của thang máy với các số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật và mức độ an toàn của thang máy sau lắp đặt.
3.5.2.3. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra gồm:
3.5.2.3.1. Trọng tài làm việc cho phép.
3.5.2.3.2. Tốc độ, vận tốc làm việc và kích thuộc lắp ráp.
3.5.2.3.3. Độ chính xác dừng tầng.
3.5.2.3.4. Mức độ làm việc ổn định của các cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển.
3.5.2.4. Nghiệm thu thang máy đủ điều kiện vận hành an toàn phải bao gồm:
3.5.2.4.1. Kiểm tra tổng thể.
3.5.2.4.2. Kiểm tra kỹ thuật thử không tải.
3.5.2.4.3. Thử tải động ở các chế độ (TCVN 6395:2008):
- Thử tải động ở 100% tải định mức.
- Thử tải động ở 125% tải định mức.
3.5.2.4.4. Thử tải động và kiểm tra bộ phận khống chế vượt tốc.
3.5.2.5. Khi khám xét phải kiểm tra tình trạng của:
3.5.2.5.1. Bộ dẫn động.
3.5.2.5.2. Các thiết bị an toàn.
3.5.2.5.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.
3.5.2.5.4. Phần bao che giếng thang.
3.5.2.5.5. Ca bin, đối trọng, ray dẫn hướng.
3.5.2.5.6. Cửa cabin và cửa tầng.
3.5.2.5.7. Cáp (xích) và phần kẹp chặt đầu cáp (xích).
3.5.2.5.8. Các thiết bị điện và thiết bị bảo vệ điện.
3.5.2.5.9. Độ cách điện của thiết bị điện và dây dẫn điện.
Ngoài ra cần kiểm tra các khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy, các biển chỉ dẫn.
3.5.2.6. Khi thử không tải, cần kiểm tra hoạt động của các bộ phận sau:
3.5.2.6.1. Bộ dẫn động (phát nhiệt, chảy dầu, hoạt động của phanh).
3.5.2.6.2. Cửa cabin và cửa tầng.
3.5.2.6.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.
3.5.2.6.4. Các bộ phận an toàn (công tắc hành trình, nút “STOP”, khoá tự động cửa tầng. sàn động của ca bin).
3.5.2.7. Khi công việc lắp đặt thang máy hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra đo đạc thực tế và đánh giá kết quả theo các quy định kỹ thuật được nêu trong TCVN 6395:2008 . Nếu trong tiêu chuẩn thiết kế của nhà chế tạo quy định cao hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.
Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy mới nhất
Chi phí kiểm định thang máy
Chi phí kiểm định cũng được quy định rõ theo Nghị quyết số 11/QĐ – KĐ ban hành ngày 27/02/2017 như sau:
- Thang máy dưới 10 tầng: chi phí 2 triệu đồng/lần kiểm định/thiết bị
- Thang máy từ 10 – 20 tầng: chi phí 3 triệu đồng/lần kiểm định/thiết bị
- Thang máy trên 20 tầng: chi phí 4.5 triệu đồng/lần kiểm định/thiết bị
Mức xử phạt đối với thang máy không nghiệm thu đúng quy định
Chủ động nghiệm thu thang máy là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà nước. Nếu phát hiện thang máy hoạt động không đủ tiêu chuẩn kiểm định, chủ đầu tư có thể nhận mức phạt theo nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp không thông báo việc kiểm định với cơ quan kiểm định: Phạt từ 1 – 3 triệu đồng
- Trường hợp không kiểm định mà đưa thang máy vào sử dụng: Phạt từ 5 – 7 triệu đồng
- Trường hợp sử dụng thang máy không đạt kiểm định: Phạt từ 50 – 75 triệu đồng
Mức xử phạt đối với thang máy không nghiệm thu đúng quy định
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các tiêu chuẩn nghiệm thu thang máy cập nhật mới nhất năm 2023. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với thang máy giá rẻ Zenis theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY TNHH ZENIS
Hotline: 028 3636 3782
Email: info@zenis.vn
Địa chỉ: Số 8A, Đường số 5, Khu phố 4, Phường An Phú, Thành Phố Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.